Ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt là tại các thành phố ngày càng nghiêm trọng. Những âm thanh ồn ào cả ngày lẫn đêm khiến bạn khó lòng nghỉ ngơi hoặc tập trung làm việc. Vật liệu cách âm ra đời nhằm hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn đến cuộc sống của con người.
Hà Thành Plastic xin giới thiệu Top 10 loại vật liệu cách âm tốt nhất hiện nay, giúp bạn tìm được vật liệu cách âm phù hợp nhất!
HOTLINE TƯ VẤN: 0932.36.2628
I. Khái quát về vật liệu cách âm
Vật liệu cách âm là vật liệu có chỉ số truyền âm thấp, có thể cản trở/ngăn cản âm thanh từ ngoài phòng truyền vào trong phòng và từ trong phòng truyền ra ngoài. Vật liệu cách âm không có khả năng hấp thụ âm thanh, tiếng vang như vật liệu tiêu âm tiêu âm.
Vật liệu cách âm thường được sử dụng trong xây dựng nhà ở, văn phòng nhằm đảm bảo sự riêng tư, tạo không gian yên tĩnh để con người nghỉ ngơi, làm việc thay vì lắp trong phòng karaoke, phòng xem phim, … – những nơi yêu cầu sự chất lượng âm thanh tốt.
II. Top 10 vật liệu cách âm tốt nhất hiện nay
1. Cao su non
Cao su non là vật liệu quen thuộc trong lĩnh vực sản xuất đệm nhưng nó cũng là vật liệu cách âm rất tốt. Cao su non có tính đàn hồi và độ dẻo dai cao. Cao su non có rất nhiều những sợi nhỏ đan chéo lẫn nhau theo cấu trúc gồm nhiều tổ ong liên kết với nhau tạo nên những lỗ nhỏ li ti chứa không khí.
Chính nhờ đặc điểm đó, cao su non có ưu điểm nổi bật:
- Cách âm rất tốt
- Cách nhiệt, chống rung, chịu lực tốt
- Độ bền cao khi sử dụng
- An toàn với con người, vật nuôi, môi trường
- Thi công dễ dàng, đơn giản
>>Xem thêm: Cao su non là gì? Nệm cao su non có tốt không?
2. Bông thủy tinh
Bông thủy tinh còn được gọi là Glasswool được tạo ra từ các sợi thủy tinh được liên kết với nhau theo cấu trúc tương tự như sợi len. Các sợi thủy tinh trong bông thủy tinh có nguồn gốc từ thủy tinh tổng hợp chế xuất từ đá, đất sét, xỉ, … chứa các chất Aluminum, silicate canxi, các oxit kim loại, …
Bông thủy tinh mềm, nhẹ, đàn hồi, có thể hạn chế tiếng ồn từ 60% – 90%. Khả năng cách nhiệt của vật liệu này cũng rất tốt, cách nhiệt đên 95% – 97%. Bông có thể chịu được nhiệt độ đến 350 °C, là vật liệu chống cháy.
Tuy nhiên chi phí dành cho loại vật liệu này khá cao, khi thi công cần đến một đội ngũ chuyên nghiệp. Bởi bông thủy tinh có rất nhiều bụi, mảnh thủy tinh có thẻ gây hại cho mắt, phổi và da nếu không có trang thiết bị chuyên dụng và kỹ thuật nhất định.
3. Bông khoáng
Bông khoáng hay len khoáng là vật liệu vô cơ, có nguồn gốc từ đá khoáng với thành phần cơ bản là Alumino silic dioxit. Bông khoáng có khả năng chống cháy, cách âm, cách nhiệt tốt.
Bông khoáng rất dễ thi công với trọng lượng nhẹ. Thêm vào đó vì bông khoáng là vật liệu vô cơ nên độ bền ổn định, bạn không phải lo ngại trong quá trình sử dụng chúng bị các loại động vật gặm nhấm, phá hoại. Bông còn có khả năng chống ẩm, chống mốc, nên góp phần bảo vệ không gian sống, sức khỏe con người.
4. Bông Polyester
Bông Polyester với độ mềm mịn cao, không gây bụi, không gây ngứa. Bông polyester không thấm nước, sở hữu khả năng cách âm, cách nhiệt tuyệt vời.
Tuy nhiên, bông lại dễ cháy. Vì để khắc phục điều này, khi sản xuất bông polyester, chất Hexabromocyclododecane (HBCD) được bôi đều lên bề mặt bông. Tuy nhiên HBCD lại tồn tại những nguy hại đến sức khỏe và môi trường nên bị cấm sử dụng.
Bông polyester sử dụng cách âm, cách nhiệt cho công trình yêu cầu sự sạch sẽ cao như các bệnh viện, nhà máy chế biến thực phẩm, …
5. Mút cách âm PE
Mút cách âm PE tạo ra từ nhựa Polyethylene. Độ dày của mút cách âm PE được sản xuất tùy thuộc theo yêu cầu của quý khách hàng. Thường mút cách âm PE có độ dày lý tưởng là 5mm – 30 mm.
Mút cách âm PE nhẹ, có độ bền cao, không thấm nước/ mỡ, khó bị mài mòn, không tác dụng với các dung môi (axit, bazo, este, …) ở nhiệt độ thường. Mút cách âm đến 75% – 80% tiếng ồn, được sử dụng nhiều trong nhà ở, xí nghiệp, văn phòng, … Chi phí lắp đặt rẻ, thi công đơn giản cũng là một điểm cộng cho loại vật liệu này.
Tuy nhiên, mút không có khả năng chống cháy, gây phí tổn vận chuyển lớn khi sử dụng với số lượng lớn.
6. Mút cách âm XPS
Mút cách âm XPS được sản xuất với độ dày 15mm – 18mm từ Extruded Polystyrene. Mút có độ cứng cơ học lớn hơn so với các loại mút cách âm khác, chống thấm nước và có khả năng chịu lực, chịu nén tốt. Vì vậy, mút cách âm XPS sở hữu khả năng cách âm tuyệt vời. Ưu điểm vượt trội của mút cách âm XPS là mút còn có thể cách nhiệt, giúp tiết kiệm điện năng.
Mút cách âm XPS nhẹ, dễ dàng cắt, xén, thi công mà giá thành cũng hợp lý. Tuy nhiên, giống với mút cách âm PE, mút cách âm XPS cũng gây phí tổn vận chuyển lớn khi sử dụng với số lượng lớn.
7. Thạch cao
Thạch cao là một dạng vật liệu cách âm dạng cứng, có thể cách âm từ 55 dB – 70 dB. Thạch cao cũng là vật liệu có tính cách nhiệt, chống cháy, có thể chịu được lửa lớn trong 2 tiếng.
Bởi là vật liệu dạng cứng nên thạch cao nặng trung bình 20kg/m², tuy nhiên vẫn nhẹ hơn 8 – 10 lần so với tường gạch nên thời gian thi công cũng được rút ngắn rất nhiều. Thạch cao có màu trắng nguyên bản những trên thị trường hiện nay các cơ sở sản xuất có thể tạo ra được những vách thạch cao nhiều màu sắc, với những hình dáng thẩm mỹ cao.
Thạch cao được ứng dụng nhiều trong không gian nội thất vừa có tác dụng cách âm lại tô điểm cho sự sang trọng của ngôi nhà.
8. Túi khí
Túi khí được sản xuất gồm lớp nhôm nguyên chất phủ lên lớp nhựa tổng hợp có chứa các túi khí. Không khí trong những túi khí sẽ làm cản trở âm thanh truyền đi tạo nên hiệu quả cách âm đến 60% – 70% của túi khí.
Túi khí được làm bằng vật liệu an toàn, có khả năng kháng khuẩn tốt mà khi thi công lắp đặt dễ dàng, tiết kiệm chi phí nên rất được ưa chuộng.
9. Giấy cách âm
Xét về khả năng cách âm lẫn độ bền của giấy cách âm không cao bằng những vật liệu đã kể trên. Nhằm tăng cường khả năng cách âm, giấy cách âm có bề mặt sần sùi. Giấy cách âm có đa dạng về màu sắc, hoa văn, khi sử dụng chỉ dán lên bề mặt tường là được, rất dễ sử dụng.
Tuy nhiên ưu điểm nổi bật của nó là rất dễ tìm, giá thành rẻ, cách sử dụng đơn giản nên rất phù hợp với những bạn sinh viên, nhằm mục đích cách âm tạm thời.
Ngoài ra giấy cách âm cũng được sử dụng như một vật liệu hỗ trợ các vật liệu khác gia tăng khả năng cách âm.
10. Rèm cách âm
Rèm cách âm có cấu tạo đặc biệt từ năng hoặc các loại vải cao cấp. Rèm cách âm là vật liệu thường sử dụng làm rèm cửa phòng ngủ, phòng làm việc, nhà hát, rạp chiếu phim, … nhằm giảm âm thanh, giảm tiếng vang và hỗ trợ những vật liệu cách âm khác ngăn cản âm thanh truyền đi tạo nên không gian yên tĩnh cho con người.
Vật liệu cách âm là một sáng tạo đáng ghi nhận của con người. Vật liệu cách âm ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các công trình xây dựng. Hà Thành Plastic đã giới thiệu đến quý bạn đọc top 10 vật liệu cách âm tốt nhất hiện nay với những ưu nhược điểm rõ ràng. Hy vọng những thông tin mà bài viết mang lại có thể giúp bạn lựa chọn được loại vật liệu cách âm tốt nhất, phù hợp nhất cho gia đình, bản thân.
>Tham khảo: 9 loại vật liệu cách nhiệt phổ biến trong xây dựng
Liên hệ tư vấn sản phẩm: Hotline: 0932 36 26 28